Giữ vững thương hiệu Thanh Long Việt Nam
Thanh Long, một trong những loại cây trồng chủ lực tại các tỉnh Nam Bộ; được nông dân phát triển mở rộng diện tích ngày càng lớn. Cây trồng này đã góp phần khai thác có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp; nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của nông dân. Tuy nhiên, cũng xuất hiện những vấn đề cần phải hỗ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm; qui trình chế biến, xây dựng chuỗi giá trị; cũng như phát triển bền vững thương hiệu.
Là đơn vị phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn khu vực Nam bộ; NACENTECH Chi nhánh Hồ Chí Minh đã tập trung vào công tác nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp các tỉnh phía Nam.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững giống cây trồng này; vừa qua, Viện Ứng Dụng Công Nghệ – CN phía Nam đã thực hiện CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT thực tế; tại nhiều điểm để tìm hiểu về cây thanh long; qua đó có cái nhìn thực tế và mạnh dạn đề xuất các giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn hiện nay cho bà con, cơ sở chế biến.
Phát triển bền vững:
Với mục đích phát triển bền vững; hiện các tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị như: Sản xuất thanh long tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển giống thanh long mới thay thế giống bị thoái hóa hiện nay; đa dạng sản phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cây trồng này. Bên cạnh việc thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân; mà còn nâng cao giá trị cạnh tranh của trái thanh long trên thị trường xuất khẩu và nhất là đã mở ra hướng đi bền vững cho trái thanh long vào thời điểm được mùa – rớt giá.
Bên cạnh những việc trên, các tỉnh còn khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thanh long và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hoá từ trái thanh long như: Thanh long sấy khô, sấy dẻo, sản xuất các loại nước ép thanh long, rượu vang thanh long, làm bánh, mứt, kẹo… nhằm làm giảm áp lực khâu tiêu thụ trái tươi.
ứng dụng công nghệ tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Rượu Thanh Long
Qua khảo sát, tuy rất phấn khởi với những thay đổi và đã có những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều mặt hạn chế, điển hình như:
- Chưa triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để phục vụ xuất khẩu.
- Việc phát triển cây thanh long trên địa bàn các tỉnh vẫn chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ; chưa có hệ thống nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế. Diện tích tự phát tăng nhanh mà chưa quan tâm đến vấn đề tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.
- Sản lượng thanh long của các tỉnh tăng nhanh nhưng thị trường tiêu thụ lại bấp bênh, chủ yếu là thị trường Trung Quốc
- Tỷ lệ bà con sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP còn thấp.
- Chưa đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là mô hình sản xuất công nghệ cao.
- Doanh nghiệp chế biến chưa tiếp cận được vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất.
- Chưa đẩy mạnh được việc hợp tác trong; ngoài nước để nâng cao năng lực sản xuất; tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
NACENTECH HCM – Hình ảnh khảo sát thực tế quy trình sản xuất,
ứng dụng công nghệ tại Công ty HG FOOD
Với chức năng là đơn vị nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, NACENTECH HCM; đã mạnh dạn đề xuất và đưa ra giải pháp then chốt đến các cấp lãnh đạo cao hơn. Từ đó, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế; góp phần nâng cao chuỗi giá trị cây thanh long theo hướng bền vững. Coi trọng chiều sâu; tập trung nâng cao chất lượng và giá trị, giữ vững thương hiệu thanh long Việt Nam.