Tối ưu hóa điều kiện tách chiết saponin steroid từ lá cây Costus pictus bằng phương pháp đáp ứng bề mặt

Tối ưu hóa điều kiện tách chiết saponin steroid từ lá cây Costus pictus bằng phương pháp đáp ứng bề mặt

Costus pictus là cây thuộc họ Costaceae có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó phát triển mạnh tại châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia…) như loài cây cảnh. C. pictus đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền của Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á để điều trị đái tháo đường, viêm phổi, thấp khớp, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa [1]. Cây C. pictus có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, polyphenol, saponins, terpenoid, tannin, tinh dầu và các nguyên tố vi lượng (K, Ca, Cr, Mn, Cu và Zn) [2-4]. C. pictus có nhiều tác dụng y học như kháng nấm, kháng vi khuẩn, virus [5, 6], kháng ôxy hóa [7], chống viêm [8], làm thuốc chống ung thư [9], trị bệnh tiểu đường [10, 11].

Saponin là một nhóm hợp chất đa dạng được đặc trưng bởi cấu trúc của chúng có chứa aglycone steroid hoặc triterpenoid và được gắn với một hoặc nhiều chuỗi đường [12], đặc trưng bởi tính chất hoạt động bề mặt vì có thể hòa tan trong nước tạo thành dung dịch tạo bọt. Saponin thường được nhóm thành hai loại chính: saponin steroid tồn tại chủ yếu trong cây một lá mầm và saponin triterpenoid có trong cây hai lá mầm [13]. Theo một số nghiên cứu cho thấy, chi Costus sp. được coi là một nguồn nguyên liệu mới có tiềm năng khai thác saponin, đặc biệt là saponin steroid [4, 10].

Trong quá trình tách chiết hàm lượng saponin steroid bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, thời gian chiết cũng như sự tương tác giữa các yếu tố với nhau. Kết quả nghiên cứu do Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP. HCM thực hiện cho thấy, điều kiện tối ưu cho quá trình tách chiết saponin steroid từ lá cây C. pictus với nồng độ ethanol 79%, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1/31 g/mL và thời gian tách chiết là 60 giờ với hàm lượng saponin steroid đạt cao nhất là 7,62%.

Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP. HCM sẵn sàng chuyển giao quy trình công nghệ tách chiết saponin steroid từ lá cây Costus pictus cho mục đích làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh tiểu đường trên người. Thông tin vui lòng liên hệ 366A Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • S. Selvakumarasamy, B. Rengaraju, S.A. Arumugam, et al. (2021), “Costus pictus-transition from a medicinal plant to functional food: A review”, Futur. Foods, 4(7), DOI: 10.1016/j.fufo.2021.100068.
  • A. Aruna, R. Nandhini, V. Karthikeyan, et al. (2014), “Insulin plant (Costus pictus) leaves: Pharmacognostical standardization and phytochemical evaluation”, Am. J. Pharm Heal. Res., 2(8), pp.106-119.
  • G.M.R. Devi (2019), “A comprehensive review on Costus pictus D. Don”, International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 10(7), pp.3187- 3195, DOI: 10.13040/IJPSR.0975-8232.10(7).3187-95.
  • V. Manimozhi (2019), “Phytochemical investigation of the medicinal plant Costus pictus D. Don”, J. Emerg. Technol. Innov. Res., 6(6), pp.49-59.
  • O. Guclu-Ustundag, G. Mazza (2007), “Saponins: Properties, applications and processing”, Crit. Rev. Food Sci. Nutr., 47(30), pp.231-258, DOI: 10.1080/10408390600698197.
  • J. Raj, R. Kalaivani (2016), “Comparative invitro evaluation of anthelmintic property of leaves and rhizome of Costus pictus D. Don against albendazole”, Natl. J. Physiol. Pharm. Pharmacol., 6(5), pp.438-441, DOI: 10.5455/njppp.2016.6.0205423032016.
  • M. Majumdar, P. Parihar (2012), “Antibacterial, anti-oxidant and antiglycation potential of Costus pictus from southern region, India”, Asian J. Plant Sci. Res., 2(2), pp.95-101.
  • S. Ashwini, Z. Bobby, M. Joseph, et al. (2015), “Insulin plant (Costus pictus) extract improves insulin sensitivity and ameliorates atherogenic dyslipidaemia in fructose induced insulin resistant rats: Molecular mechanism”, J. Funct. Foods, 17, pp.749-760, DOI: 10.1016/j.jff.2015.06.024.
  • V. Prejeena, S.N. Suresh, V. Varsha (2017), “Phytochemical screening, antioxidant analysis and antiproliferative effect of Costus pictus D. Don leaf extracts”, International Journal of Recent Advances in Multidisciplinary Research, 4(3), pp.2373-2378.
  • G.V. Srinivasan, K.K. Vijayan, P. Sharanappa, et al. (2016), “Identification of chemical compounds in the essential oil from Costus pictus D. Don plant parts antimicrobial studies isolation and quantification of diosgenin from its root”, J. Chem. Pharm. Res., 8(7), pp.594-604.
  • M.A. Jayasri, S. Gunasekaran, A. Radha, et al. (2008), “Anti-diabetic effect of Costus pictus leaves in normal and streptozotocin-induced diabetic rats”, International Journal of Diabetes and Metabolism, 16(3), pp.117-122.
  • J. Navarro del Hierro, G. Reglero, D. Martin (2020), “Chemical characterization and bioaccessibility of bioactive compounds from saponin-rich extracts and their acid-hydrolysates obtained from fenugreek and quinoa”, Foods, 9(9), DOI: 10.3390/foods9091159.
  • M. Abdelrahman, S. Jogaiah (2020), Bioactive Molecules in Plant Defense, Springer International Publishing, DOI: 10.1007/978-3-030-61149-1.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *