Tiềm năng nguồn dược thực phẩm- mỹ phẩm từ cây đu đủ

Đu đủ (Carica đu đủ Linn) là một trong những trái cây có giá trị kinh tế cao cũng như giàu giá trị dinh dưỡng, được trồng phổ biến tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, đu đủ đang được trồng với diện tích lớn tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long, hứa hẹn sẽ là một trong những loài cây nông nghiệp giúp nông dân thoát nghèo.

Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoids, vitamin C, vitamin nhóm B (B9; B5; B3), các khoáng chất như K, Ca, Mg, Zn, Cu, Fe, P, Na, Mn và chất xơ…(Ramírez et al, 2017).

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng thì cây đu đủ còn được xếp vào nhóm dược thực phẩm có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau. Theo y học cổ truyền Việt Nam thì tất cả các bộ phận của cây đu đủ bao gồm nhựa, lá, quả, rễ, thân đều là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh như đau bụng kinh, số xuất huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa, kháng viêm, tăng độ nhạy của insulin, trợ tim, chống ung thư, chống lão hóa….

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong các bộ phận của đu đủ như lá, nhựa hay hạt đều chứa một lượng lớn các hợp chất thứ cấp như phenolic, carotenoids, lycopen, tecpene trong trái, chitinase II, III, dehydrocaroaine, alkaloids, carpaine trong lá, glutaminyl cyclase, phenolic, hỗn hợp enzyme protease (papain, chymopapain A; B, glycyl endopeptidase III; IV, và caricain) trong nhựa, cyanogenic trong rễ và benzyl glucosinolate và các sản phẩm chuyển hóa của nó được tích lũy trong mô tế bào (Karunamoorthi et al.,2014).

Do đó, hiện nay ngoài việc sử dụng trái làm nguồn thức ăn thì đu đủ còn là nguồn nguyên liệu tiềm năng để khai thác các hợp chất thứ cấp cung cấp cho các ngành dược, mỹ phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe có giá trị cao.

Một số tiềm năng gia tăng giá trị thương mại cho các sản phẩm từ cây đu đủ

  • Khai thác enzyme sinh học

Nhựa đu đủ là một trong những nguồn nguyên liệu thô có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dược phẩm, chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng. Nhựa đu đủ rất giàu endopeptidase cysteine, glycyl endopeptidase, cysteine ​​proteinase, chất ức chế serine proteinase, glutaminyl cyclase caricain, chitinase lớp II, papain và chymopapaincó hoạt tính như enzyme lipase, có nhiều tác dụng phong phú như hỗ trợ biến đổi chất béo và dầu, xúc tác cho các phản ứng este hóa và phân giải các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), phân giải protein. Hiện nay, enzyme papain được khai thác từ nhựa đu đủ được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng.

  • Nguồn dược liệu cho công nghiệp dược-thực phẩm

Đu đủ đã xuất hiện trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh như đầy bụng khó tiêu, trị bỏng, bỏng nước; tiêu chảy, trĩ chảy máu và ho gà. Nước ép đu đủ giúp giảm bớt nhiễm trùng ruột kết. Đu đủ chín cũng là một vị thuốc tiêu thũng, lợi tiểu, long đờm, an thần và có tác dụng phòng chống bệnh kiết lỵ, bệnh ngoài da, bệnh vẩy nến và bệnh hắc lào….

Hiện nay, enzyme papain trong nhựa mủ đu đủ được ứng dụng trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa, chữa lành vết thương, chống viêm, kháng u, tẩy giun sán, phẫu thuật thần kinh, nhãn khoa, tiết niệu và tĩnh mạch. Papain là một protease thiol không đặc hiệu có tác dụng tương tự như pepsin trong dịch dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và làm loãng pepsin. Ngoài ra papain còn có khả năng trị bỏng do làm bong các tế bào da mất sức sống tổn thương, tái tạo da mới một cách nhanh chóng và dễ dàng, có hiệu quả trong trị nám và tàn nhang.

Trong lá và quả đu đủ có chứa carapine, một alkaloids có giá trị cao trong lĩnh vực y dược, Carapine được sử dụng như một loại thuốc giảm đau tim, lợi tiểu. Các chiết xuất từ lá, hạt và vỏ đu đủ thể hiện khả năng chống ung thư thông qua việc ức chế sự phát triển của khối u, cảm ứng quá trình apoptosis, ức chế tăng sinh tế bào và di căn ở người. Theo các nghiên cứu cho thấy hoạt tính chống khối u trong chiết xuất hạt, lá và vỏ có thể được giải thích bởi các chất phytochemical có hoạt tính sinh học như benzyl isothiocyanate (BITC); phenol, carotenoid, glucosinolate; và flavonoid, α-tocopherol, và lycopene (Dotto, J. M., & Abihudi, S. A., 2021). Ngoài ra, đu đủ cũng là nguyên liệu chính cho các loại thực phẩm chức năng cải thiện vòng một và sắc vóc cho phụ nữ.

Đu đủ đang được trồng càng càng nhiều tại khu vực nhiệt đới nhằm thu hoạch nhựa và cành lá làm nguyên liệu chiết xuất cho ngành sản xuất dược phẩm cũng như thực phẩm. Hiện nay, Việt Nam đã thí điểm trồng đu đủ tại Đăk Lăk với mục đích thu nhựa chiết xuất papain cho thấy có giá trị cao và đem lại lợi nhuận cho nông dân.

Nguồn tham khảo:

  • Gabriela Cáez Ramírez, Darío Iker Téllez-Medina, Evangelina García-Armenta, Gustavo Fidel Gutiérrez -López. (2017) Digital image analysis and fractal metrics as potential tools to monitor colour changes in fresh-cut papaya (Carica papaya L.)International Journal of Food Properties 20:sup1, pages S177-S189.
  • Kaliyaperumal Karunamoorthi et al.,2014.  Papaya: A gifted nutraceutical plant- a critical review of recent human health research.
  • Nguyễn Hoàng Phong (2016). Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây đu đủ.
  • Dotto, J. M., & Abihudi, S. A. (2021). Nutraceutical value of Carica papaya: A review. Scientific African, 13, e00933