Ứng dụng Silic trong việc nâng cao khả năng kháng bệnh đạo ôn của cây lúa

Đề tài – 2012: Ứng dụng Silic trong việc nâng cao khả năng kháng bệnh đạo ôn; (do nấm Piricularia oryzae) của cây lúa.
Kết quả đạt được:
  • Xử lý Silicate natri với các mức nồng độ 50 – 300 mg SiO2/lít (các mức nồng độ xử lý tham khảo: 600 – 20.000 mg SiO2/lít). không thể hiện tác dụng tiêu diệt hoặc hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm P. oryzae trong điều kiện in vitro.
  • Liều lượng bón gốc là 80 mg SiO2/kg đất và bón lá nồng độ 400 mg SiO2/lít cho kết quả cao nhất. trong việc hạn chế mức độ gây hại của đạo ôn; đồng thời cải thiện sự sinh trưởng của cây lúa và năng suất hạt.
  • Ứng dụng riêng biệt việc bón Silic vào đất (80 mg SiO2/kg đất/vụ). bón lá (400 mg SiO2/lít/phun 3 lần/vụ) hoặc kết hợp bón gốc với bón lá có tác dụng làm giảm mức độ gây hại của đạo ôn; cải thiện tình hình sinh trưởng của cây lúa.

Bệnh đạo ôn
a. Vết bệnh đạo ôn mới trên lá   b. đạo ôn trên đốt thân

Bệnh đạo ôn
c. Bệnh đạo ôn trên cổ bông