Phòng ngừa bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Đề tài – 2019: Nghiên cứu hình thành chế phẩm sinh học phòng ngừa bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê do nấm Colletotrichum Cofeanum gây ra
Kết quả nghiên cứu:
  • Đề tài đã phân lập, làm thuần và định danh sinh học phân tử được chủng nấm C. coffeanum gây bệnh khô cành khô quả trên trái cà phê. Đã phân lập, tuyển chọn được 3 chủng vi sinh có tính kháng mạnh nấm C. Coffeanum trong điều kiện phòng thí nghiệm là Bacillus subtilis, Streptomyces hiroshimensis Trichoderma viride. Trong đó, chủng B. subtilis và chủng T. viride cho hiệu quả phòng trị bệnh khô cành khô quả trong điều kiện nhà màng cao; nên được chọn để nghiên cứu hình thành chế phẩm vi sinh đối kháng nấm C. coffeanum.
Quy trình sản xuất:
  • Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh kháng C. coffeanum gồm các bước: Chủng vi sinh nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng bổ sung 20% bột bắp (đối với B. subtilis, sau 24 giờ), bổ sung 20% nước chiết thịt (đối với T. viride, sau 48 giờ), thu sinh khối và phối trộn Silicagel 40%, sấy 40oC; phối trộn với bột mì + Silicagel (tỷ lệ 1:10), đóng gói thành phẩm.
  • Chế phẩm vi sinh B. subtilis T. viride trên đồng ruộng cho thấy chế phẩm vi sinh có tiềm năng phòng và trị bệnh cao. Ngoài ra việc sử dụng phối hợp chế phẩm vi sinh với hoạt chất nano đồng; phosphonate cho hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê ở điều kiện đồng ruộng. không gây tác dụng phụ đối với sự sinh trưởng của trái cà phê; giúp giảm mạnh tỷ lệ bệnh trên trái và nâng cao giá trị trái cà phê.


Hình 1: Khả năng đối kháng nấm C. coffeanum của một số chủng Bacillus
bằng phương pháp đối kháng trực tiếp sau 6 ngày


Hình 2: Khả năng đối kháng nấm C. coffeanum của một số chủng Trichoderma ĐR10T8
bằng phương pháp đối kháng trực tiếp sau 3 ngày


Hình 3: Thử nghiệm chế phẩm vi sinh phối hợp với chế phẩm NACEN PHOSPHONATE và NACEN NANO Cu
trong việc phòng trị bệnh khô cành, khô quả do nấm C. coffeanum gây ra
trên cây cà phê ở điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng