Ảnh hưởng của một số yếu tố vi lượng đến năng suất và chất lượng lúa và xoài trên đất phèn và đất phù sa.
Đề tài – 2018: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố vi lượng đến năng suất và chất lượng lúa và xoài trên đất phèn và đất phù sa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kết quả đạt được:
- Đối với Kẽm (Zn): Trên cây lúa đất phèn, việc phun 0,5% ZnSO4.7H2O; cho năng suất tăng 13,6% và trên đất phù sa năng suất tăng 12,5% so với đối chứng. Trên cây xoài phun 0,5% ZnSO4.7H2O; cho năng xuất xoài trên đất phèn tăng 8,4% và đất phù sa tăng 11,5% so với đối chứng phun nước lã.
- Đối với Bo (B): Phun 0,5% H3BO3 làm tăng năng suất lúa trên đất phèn 10,6% và tăng năng suất lúa trên đất phù sa 13% so với đối chứng. Trên cây xoài sử dụng nồng độ 0,5% H3BO3 và 1% H3BO3 làm năng suất xoài tăng trên 10%; so với đối chứng phun nước lã cả 2 nền đất là đất phèn và đất phù sa.
- Đối với sắt (Fe): Trên đất phèn sắt gây ngộ độc cho lúa việc phun 0,1% FeSO4.7H2O; đã làm năng suất lúa vụ hè thu giảm 4,7% so với đối chứng. Trên nền đất phù sa sắt góp phần tăng năng suất không đáng kể so với đối chứng. Trên cây xoài, đất phèn năng suất xoài tăng 7,5%; trên nền đất phù sa tăng 6,8% so với đối chứng phun nước lã.
Đối với Mn và Cu:
- Đối với Magan (Mn): Trên đất ngập nước Mn không phải là yếu tố hạn chế năng suất cây trồng; việc phun 0,1% MnSO4.1H2O cho cây lúa trên đất phèn làm năng suất tăng 4,3%; và trên đất phù sa năng suất tăng 6,8% so với đối chứng. Trên cây xoài đất phèn phun 0,1% MnSO4.1H2O; cho năng suất tăng 5,5% và trên đất phù sa 10,3% năng suất tăng so với đối chứng phun nước lã.
- Đối với đồng (Cu): Đồng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng năng suất lúa và xoài cả 2 nền đất là đất phèn và đất phù sa. Trên cây lúa đất phèn, phun bổ sung 0,01% CuSO4.5H2O; cho năng suất lúa tăng 9,7% trên nền đất phù sa năng suất lúa tăng 11,3%. Trên cây xoài phun 0,01% CuSO4.5H2O; cho năng suất xoài trên đất phèn tăng 10,8% và đất phù sa tăng 14,7% so với đối chứng phun nước lã.
|