Nấm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm corticium salmonicolor gây bệnh trên cây cao su
Đề tài – 2012: Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm; có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh trên cây cao su.
Kết quả đạt được:
- Từ mẫu đất vườn cao su được 23 chủng nấm mốc, 61 chủng xạ khuẩn.
- Từ mẫu đất tự nhiên được 19 chủng nấm mốc, 102 chủng xạ khuẩn.
- Tỉ lệ đối kháng của các chủng phân lập được đối với nấm hồng từ 11,55% đến 100% sau 28 ngày. Chủng CT14G1 và PT15G9 có khả năng đối kháng với nấm hồng đạt tỉ lệ 100% sau 7 ngày cấy đối kháng trên môi trường PDA. Chủng PC4G8 là nấm Aspergillus sp, Chủng CT14G1 là nấm Trichoderma sp, Chủng PC15G9 là xạ khuẩn Kibdelosporangium sp.
- Việc kết hợp cả ba chủng vi sinh PT15G9 + CT14G1+ PC4G8 đã ức chế mạnh nhất sự phát triển của nấm hồng: chiều dài vết nấm hồng gây bệnh của công thức xử lý hỗn hợp bào tử của ba chủng PT15G9 + CT14G1+ PC4G8 chỉ 2 mm sau 2 ngày so với 5,7 – 6 mm sau 2 ngày ở công thức đối chứng, và chỉ 2,33 mm so với 16,67 – 17 mm sau 9 ngày ở công thức đối chứng.
Hình 1. Nấm hồng phát triển trên thân cao su sau 2 ngày
xử lý hoặc không xử lý hỗn hợp PT15G9 + CT14G1+ PC4G8
Hình 2. Nấm hồng phát triển trên thân cao su sau 7 ngày
xử lý hoặc không xử lý hỗn hợp PT15G9 + PC4G8